Trách nhiệm Tê giác một sừng Việt Nam

Việc loài tê giác một sừng của Việt Nam tuyệt chủng là một nỗi đau cho những người làm bảo tồn và người dân nói chung vì đã không thể bảo vệ được cá thể tê giác cuối cùng của Việt Nam. Người làm công tác bảo tồn cũng phải có trách nhiệm khi để vụ việc này xảy ra, từ vụ việc tê giác một sừng bị tuyệt chủng, đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh để cán bộ làm công tác bảo tồn, Nhà nước, các cấp chính quyền và nhân dân ra sức bảo vệ những loài thú quý hiếm còn lại để những loài thú quý hiếm khác không phải chung số phận bi thảm như tê giác[28], từ thông tin này, nhiều vấn đề được đặt ra cho công tác bảo vệ các loài động vật hoang dã của Việt Nam, của Vườn Quốc gia Cát Tiên nơi quần thể tê giác cuối cùng của Việt Nam từng sống sót, không chỉ có tê giác một sừng mà nhiều loài thú hoang dã vẫn đang tiếp tục bị đe dọa, đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, nạn săn bắn thú rừng không có chiều hướng lắng xuống mà còn gia tăng[48].

Chính quyền

Ngoài việc thành lập khu vực bảo tồn, Chính phủ không hỗ trợ gì thêm thông qua dự án CTNPCP. Bảo tồn tê giác chỉ là một phần nhỏ trong dự án CTNPCP. Ngân sách chính phủ dành cho các khu vực bảo tồn tại Việt Nam, trong đó bao gồm Vườn quốc gia Cát Tiên, là khoảng 894 USD/km2, khá cao so với khu vực Đông Nam Á và Nam Á (trung bình 500 USD/km2) nhưng lại bị phân tách rõ ràng đối với cấp tuần tra và cấp quản lý, và nhiều khu vực không coi trọng hoạt động giám sát thực thi. Việc huy động vốn bị cản trở do không có đủ thông tin về quần thể tê giác còn sót lại, cùng sự thiếu quyết tâm từ chính quyền cũng như Vườn, khiến nỗ lực tập trung vào tê giác trở lại vào năm 2008 đã là quá muộn. Dù mất môi trường sống là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến kết cục tuyệt chủng tê giác một sừng, WWF cũng cảnh báo, việc thực thi luật pháp chưa toàn diện và tình trạng quản lý các khu bảo tồn kém sẽ tăng thêm áp lực lên các quần thể loài dễ bị tổn thương.

Dù nhiều chương trình hành động đã đề xuất mở rộng môi trường sống cho tê giác, diện tích này vẫn không được cải thiện. Các hoạt động xâm lấn quy mô nhỏ liên tục tái diễn, kể cả trong vùng lõi bảo tồn tê giác. Những dự án hỗ trợ tái định cư cũng không giúp mở rộng đáng kể môi trường sống cho tê giác, hay giảm bớt áp lực xâm lấn. Những người dân tái định cư vẫn được phép canh tác trên khu đất trước tái định cư bên trong Vườn Quốc gia, thậm chí 65% hộ gia đình tái định cư dùng chính tiền bồi thường từ dự án để mua thêm đất canh tác ngay bên trong khu vực bảo tồn. Sự chần chừ của chính phủ trong hỗ trợ và thực thi nhiều biện pháp khác nhau nhằm bảo vệ loài tê giác. Các kế hoạch bảo tồn đã không được thực hiện và mục tiêu ngắn hạn của kế hoạch hành động 2000-2007 cũng không đạt được.

Còn nhiều điểm bất đồng giữa chính sách quốc gia và chính sách của tỉnh. Vườn Quốc gia Cát Tiên trải rộng trên 3 tỉnh và do Bộ Nông nghiệp chịu trách nhiệm quản lý, nhưng mỗi tỉnh lại nhận các mức hỗ trợ quản lý khác nhau. Đồng Nai được hỗ trợ bảo tồn nhiều hơn so với Lâm ĐồngBình Phước do trụ sở Vườn quốc gia lại nằm ở Nam Cát Tiên thuộc Đồng Nai. Trong khi đó, Lâm Đồng bao gồm Cát Lộc mới là khu vực chịu trách nhiệm trực tiếp trước số phận của những con tê giác. Lâm Đồng ưu tiên hướng đến phát triển kinh tế ngắn hạn hơn là các hoạt động bảo tồn đã được thống nhất trong kế hoạch năm 2007. Chính phủ không cân nhắc việc tái định cư mà còn ưu tiên phát triển cho khu dân cư rộng lớn phía Tây bắc Cát Lộc. Con đường nối hai ngôi làng vẫn không được xóa bỏ, thay thế bằng cung đường mới tránh khu vực sinh sống của tê giác mà nó đồng thời chia cắt Cát Lộc khiến tê giác không thể di chuyển đến một phần tư diện tích Cát Lộc và khu vực Lâm trường Quốc doanh ở phía Tây.

Việt Nam cần đầu tư vào việc bảo vệ thực địa tại các khu vực cần được bảo tồn, không chỉ bằng cách tăng cường thực thi luật đối với những kẻ săn bắn trộm, mà còn buôn bán động vật hoang dã. Với chuyện chưa tìm ra được kẻ đã bắn con tê giác cuối cùng ở Việt Nam cho thấy việc bảo tồn đa dạng sinh học nằm trong mức ưu tiên thấp[17]. Chính phủ cần tiếp nhận các khuyến cáo của các tổ chức bảo tồn một cách nghiêm túc, nếu không có thay đổi trong cách quản lý các khu vực bảo tồn, việc rất nhiều loài khác sẽ bị tuyệt chủng[17] Hội Bảo tồn Động vật hoang dã (WCS) đã đưa ra lưu ý cho nhiều nhà bảo tồn việt nam rằng sự mất mát của cá thể Tê giác Java cuối cùng là một cú sốc lớn đối. Điều đó là quá muộn để cứu vớt loài phụ Tê giác này. Chiếc sừng của cá thể tê giác cuối cùng tại Việt nam rất có thể đã bị tuồn vào thị trường chợ đen. Thậm chí nếu tìm ra nó, cũng không thể xác nhận về mặt di truyền nó thuộc về cá thể tê giác cuối cùng đó, những thủ phạm của vụ săn trộm này cũng không bị bắt[22]

Nick Cox là Quản lý Chương trình Loài của WWF tại khu vực Tiểu vùng Mê Kông, nhận định: “Thời gian qua, những nỗ lực bảo tồn tê giác Java tại Việt Nam vẫn chưa đủ mạnh để cứu loài ra khỏi nguy cơ tuyệt chủng. Nếu tình trạng ấy vẫn cứ tiếp diễn thì rất có thể sẽ có thêm nhiều loài khác tuyệt chủng tại Việt Nam”[50][52] ông này cũng cho rằng “Thảm kịch của tê giác Java Việt Nam là một minh chứng đáng buồn cho cuộc khủng hoảng tuyệt chủng này”. Vấn đề được cho là yếu tố quan trọng nhất để bảo vệ các loài tê giác khỏi sự tuyệt chủng là bảo vệ môi trường sống tự nhiên và ngăn chặn nạn săn bắn và buôn bán động vật hoang dã trái phép, nhưng Việt Nam chưa thực hiện được điều này. Nếu tình trạng trên không được cải thiện, nhiều loài khác tại Việt Nam sẽ bị tuyệt chủng là điều không thể tránh khỏi. Phải rút kinh nghiệm trong việc này để chuần bị bảo vệ các loài khác.

Kiểm lâm viên

Các khu bảo tồn tại Việt Nam cần phải có nhiều kiểm lâm hơn, họ cần được đào tạo và giám sát tốt hơn nữa, đồng thời chịu trách nhiệm giải trình cao hơn[31][52]. Chưa có gì khích lệ hay thúc đẩy nhân viên kiểm lâm các khu vực được bảo tồn đi tuần tra thật sự, vì không ai bắt nhân viên hay giám đốc của nơi đó phải chịu trách nhiệm giải trình nếu họ không đi tuần, hay không bảo vệ được khu vực mà họ chịu trách nhiệm[17] Ông Trần Văn Thành-Giám đốc Vườn Quốc gia Cát Tiên cho biết: “Không phải chúng tôi trốn trách nhiệm về cái chết của con tê giác nhưng chúng tôi đã cố gắng hết sức để bảo vệ chúng”[31] và ông nói rằng "Chúng tôi có là thánh cũng không bảo vệ được. Chúng tôi cũng như anh em kiểm lâm của Vườn Quốc gia Cát Tiên có là thánh cũng không thể bảo vệ được những loài thú quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng khi nhu cầu sử dụng vẫn đang còn đó"[28].

Ông Lưu Mạnh Hào-Hạt phó Hạt Kiểm lâm Cát Tiên cho biết lực lượng kiểm lâm quá mỏng, sức hút của tê giác lại quá lớn, nên các đối tượng xấu liên tục tấn công, mỗi năm, thu được hàng trăm súng săn các loại, bắt hàng chục đối tượng xâm nhập rừng trái phép để đi tìm tê giác[29]. Lực lượng kiểm lâm Cát Tiên chỉ có vài người trong khi có khoảng 100.000 người sống quanh khu vực Vườn Quốc gia tham gia săn bắn và trung bình, một người nông dân ở đây có thể kiếm được 150.000 đồng/ngày. Cát Lộc chỉ có 26 kiểm lâm chịu trách nhiệm cho diện tích 300 km2 (tương đương 1 cán bộ/11,5km2), nhiều cán bộ kiểm lâm không có nhiệm vụ tuần tra. Dân cư dày đặc cũng là một thách thức đối với các khu vực bảo tồn.[31] rồi cũng có một điều là tính mạng của những người làm bảo tồn động vật hoang dã cũng bị đe dọa không kém loài tê giác[48]

Việc tuần tra bảo vệ hay theo dõi để bảo vệ các cá thể này và trách nhiệm chính hiện nay ngoài kiểm lâm ra thì còn lực lượng nào khác như Lực lượng tuần tra, kiểm lâm, tuần tra trong các Vườn Quốc gia Cát Tiên cũng có nói vào tháng 4 năm 2010 có một con tê giác chết nhưng một thời gian khá lâu mới phát hiện[16] Một cán bộ vườn quốc gia một trong những người tìm ra xác tê giác cho biết làm tiếc vì không phát hiện nó sớm hơn vì có thể cứu được con vật quý giá này[29]. Đoàn Ngọc Nam-Chủ tịch xã Phước Cát 2, huyện Cát Tiên cho biết: “Chúng tôi không biết ai đã bắn chết con tê giác, người ta chỉ phát hiện xương của nó trong khu rừng và chính Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên tuyên bố, Tê giác chính thức tuyệt chủng ở Việt Nam”[47]. Khi được chất vấn về trách nhiệm trong vụ việc này, thì Bí thư Huyện ủy Cát Tiên đã từ chối trả lời trong khi có ý kiến cho rằng vụ việc này là trách nhiệm của cả cộng đồng[53].

Về phía NGO

Các tổ chức bảo tồn đều cũng có lỗi trong việc để xảy ra chuyện với con tê giác. Các nhà tài trợ cùng các tổ chức phi chính phủ thay vì tập trung bảo tồn loài lại tiếp cận vấn đề theo hướng lấy con người làm trung tâm thông qua các dự án tích hợp bảo tồn và phát triển (ICDPs), ngay trong tổ chức WWF cấp quốc gia và quốc tế cũng không thống nhất cam kết bảo tồn tê giác. Ngân sách từ phía các tổ chức phi chính phủ cũng hỗ trợ các hoạt động thúc đẩy thi hành luật nhưng các hoạt động phi lợi nhuận lại thường không lâu bền. Các tổ chức bảo tồn phải tích cực hơn trong việc kiểm soát và đánh giá các hình thức can thiệp bảo tồn, để đảm bảo các khoản đầu tư có hiệu quả, đưa ra các biện pháp thay thế nếu cách làm truyền thống không có tác dụng[17]. Ông Đặng Huy Huỳnh cho rằng quỹ WWF rất có công, rất tích cực, đóng góp tiền bạc kỹ thuật, vấn đề là các cấp chính quyền địa phương vì con tê giác của Việt Nam, nó là đặc hữu chỉ có tại Việt Nam. Khi phát hiện nó bị giết thì tổ chức quốc tế chỉ có trách nhiệm một phần thôi chứ người Việt là chính vì đây là tài nguyên của Việt Nam chứ không phải tài nguyên của tổ chức quốc tế WWF[16].

Các tổ chức bảo tồn đã nỗ lực trong nhiều năm để có thể hoạt động dưới hệ thống ban bệ hiện nay, bằng cách hỗ trợ thêm kinh phí để tăng cường tuần tra, cải thiện năng lực, quản lý ở các khu vực được bảo tồn những cách như vậy đều không có hiệu quả. Các tổ chức bảo tồn thường bị giới hạn trong vai trò cố vấn kỹ thuật, và là nhà tài trợ tài chính, những người đưa ra khuyến nghị, trừ phi các tổ chức bảo tồn thật sự có vai trò ngang với các giám đốc khu vực bảo tồn mới có thể hợp tác hiệu quả[17] Vai trò của Hội Động vật Việt Nam là chỉ giúp tập hợp những nhà khoa học nghiên cứu về động vật nói chung, chỉ có trách nhiệm giúp cho nhà nước. Mỗi lần có loài động vật nào xảy ra việc gì thì hội lên tiếng bảo vệ chúng như khuyến cáo về phát triển kinh tế cũng đừng phá hoại môi sinh của chúng như làm thủy điện, trồng cao su họ sẽ đề nghị với nhà nước, chủ đầu tư đừng làm ở đó, hoặc phải có biện pháp giảm thiểu, Hội phản biện nhằm đưa ra đề nghị với nhà nước còn quyền lực thì không có vì chỉ là cơ quan tư vấn giúp cho các cơ quan chính phủ các vấn đề trên cơ sở khoa học[16].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tê giác một sừng Việt Nam http://www.bbc.com/earth/story/20160920-we-know-ex... http://www.departments.bucknell.edu/biology/resour... http://www.departments.bucknell.edu/biology/resour... http://www.itis.gov/servlet/SingleRpt/SingleRpt?se... http://www.ncbi.nlm.nih.gov/Taxonomy/Browser/wwwta... http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=8&loai... http://vnexpress.net/gl/khoa-hoc/2011/10/te-giac-m... http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/he-lo-nguyen... http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/te-giac-mot-... http://www.catalogueoflife.org/col/details/species...